Lịch sử hoạt động Aichi D3A

Máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A1 "Val" chuẩn bị cất cánh từ một tàu sân bay Nhật sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941 trong Trận Trân Châu Cảng.Aichi D3A thuộc tàu sân bay Shokaku đang trở về tàu sau khi tấn công tàu sân bay Mỹ USS Enterprise trong trận chiến Đông Solomon tháng 8 năm 1942.Tàu sân bay Mỹ USS Hornet đang bị máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A1 tấn công trong trận chiến quần đảo Santa Cruz.

Đến tháng 12 năm 1939, Hải quân đặt hàng kiểu máy bay dưới tên chính thức Máy bay Ném bom Hải quân 99 trên Tàu sân bay Kiểu 11. Kiểu được sản xuất có cánh hơi nhỏ hơn và công suất mạnh hơn nhờ kiểu động cơ Kinsei-43 1.000 mã lực (746 kW) hay Kinsei-44 1.070 mã lực (798 kW). Vấn đề mất ổn định hướng cuối cùng được khắc phục nhờ gắn một sống lưng dài, và chiếc máy bay thực sự trở nên rất cơ động.[9]

Hỏa lực gồm có 2 súng máy Kiểu 97 7,7 mm bắn ra phía trước, và một súng máy Kiểu 92 7,7 mm gắn trên buồng lái phía sau để tự vệ. Tải trọng bom bình thường là 250 kg (550 lb) bom mang dưới thân, và thêm 2 bom 60 kg (130 lb) có thể mang dưới giá cánh phía ngoài phanh bổ nhào.

D3A1 bắt đầu được đưa lên hoạt động thử nghiệm trên các tàu sân bay AkagiKaga từ năm 1940, trong khi một số lượng nhỏ khác được sử dụng cho các căn cứ mặt đất tại Trung Quốc.[9] Từ trận tấn công Trân Châu Cảng trở đi, D3A1 đã tham gia tất cả các chiến dịch lớn của các tàu sân bay Nhật trong 10 tháng đầu tiên của chiến tranh. Nó nổi danh trong trận Không kích Ấn Độ Dương vào tháng 4 năm 1942 nơi mà D3A1 đã ghi được hơn 80% bom ném trúng đích[10] khi tấn công các tàu tuần dương HMS Cornwall, HMS Dorsetshire và tàu sân bay HMS Hermes. Những chiếc Val thường phối hợp tấn công cùng với máy bay ném ngư lôi Kate; do đó các tàu hàng thường bị đánh chìm bởi cả bom và ngư lôi. Tuy nhiên cũng có trường hợp tự bản thân những chiếc Val thực hiện cuộc tấn công hoặc chí ít là ném quả bom quyết định làm tàu chìm. Không tính cuộc tấn công Trân Châu cảng có nhiều máy bay và vũ khí khác nhau phối hợp tấn công, máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A được ghi nhận đã đành chìm những tàu chiến Đồng Minh sau đây:[11]

Có lúc Aichi D3A còn bị buộc phải đảm nhận vai trò máy bay tiêm kích, vì độ cơ động tốt của nó cho phép nó sống sót trong những nhiệm vụ này.[16] Đến tháng 6 năm 1942, một phiên bản cải tiến của D3A gắn động cơ Kinsei-54 1.300 mã lực (970 kW) được thử nghiệm và gọi là Kiểu 12. Động lực mạnh hơn làm giảm tầm bay, nên thiết kế được cải tiến tiếp với những thùng nhiên liệu phụ nâng tổng cộng dung lượng nhiên liệu lên đến 900 L (240 U.S. gallon), cho phép nó có tầm bay tốt để chiến đấu hiệu quả trên quần đảo Solomon. Được biết đến trong Hải quân dưới tên gọi Kiểu 22, nó bắt đầu thay thế Kiểu 11 trong các đơn vị tiền phương vào mùa Hè năm 1942, và đa số những chiếc Kiểu 11 được đưa về các đơn vị huấn luyện.

Khi kiểu máy bay Yokosuka D4Y Suisei đã sẵn sàng, D3A2 chỉ còn được dùng tại các đơn vị đóng trên mặt đất, và trên các tàu sân bay nhỏ vốn không thể mang được những chiếc Suisei có tốc độ hạ cánh cao. Khi các lực lượng Mỹ tiến đến Philippines năm 1944, D3A2 từ các căn cứ mặt đất tham gia chiến đấu nhưng nó đã lạc hậu một cách tuyệt vọng và bị tổn thất rất lớn. Từ đó nhiều chiếc D3A1 và D3A2 được sử dụng bởi các đơn vị huấn luyện ở chính quốc Nhật, và một số lớn được biến cải thành kiểu có 2 hệ thống điều khiển tên gọi Máy bay Ném bom Hải quân 99 Huấn luyện Kiểu 12 (D3A2-K). Trong năm cuối cùng của chiến tranh, D3A2 bị buộc phải lại tham gia chiến đấu trong những phi vụ cảm tử Thần phong (kamikaze).[17]

Năm 1945, quân du kích Indonesia chiếm được nhiều sân bay của Nhật trước đây (nhiều chiếc D3A Val bị chiếm) kể cả sân bay Bugis ở Malang. Đa số những máy bay này bị mất trong cuộc xung đột sau đó giữa Thuộc địa Đông Ấn thuộc Hà Lan cũ và người Hà Lan trong khoảng thời gian 1945-1949.